Xuất huyết não là một dạng đột quỵ não và có khả năng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.
Bất kì ai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Việc tìm hiểu về nguyên nhân cũng như xuất huyết não có nguy hiểm không sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa.
Xuất huyết não là bệnh gì ?
Xuất huyết não xảy ra khi máu tràn vào mô não và bắt đầu gây tổn thương cho não.
Một khi máu đã tràn vào, tình trạng phù não sẽ xảy ra và bắt đầu hình thành các khối tụ máu.
Điều này sẽ làm tăng áp lực lên các mô xung quanh, cuối cùng sẽ giết chết các tế bào não và vỡ mạch não.
Khi mắc bệnh xuất huyết não, chúng sẽ khởi phát đột ngột và dữ dội.
Trước khi giải đáp xuất huyết não có nguy hiểm không, ta cần quan tâm một số dấu hiệu bệnh có thể thấy như sau:
- Đầu bỗng nhiên nhức dữ dội, bủn rủn tay chân và ngã chúi xuống một bên.
- Bắt đầu bị tê liệt một bên cánh tay và một bên chân.
- Khó khăn trong nói năng, nói không rõ tiếng, mặt méo xệch.
- Cơ thể bắt đầu vã mồ hôi, tiểu tiện không tự chủ, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp tim, sốt.
- Trí nhớ giảm sút, hay quên, lú lẫn.
Một khi phát hiện bản thân hay người xung quanh có các dấu hiệu trên, ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân xuất huyết não là trong 3 - 4 giờ kể từ khi khởi phát bệnh, với sự can thiệp của y khoa, bệnh nhân có thể hạn chế biến chứng do bệnh gây nên.
Nguyên nhân bị xuất huyết não
Có rất nhiều nguyên nhân gây xuất huyết não. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây xuất huyết não sẽ giúp chúng ta điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh tốt hơn:
-
Chấn thương sọ não: Chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã, tai nạn thể thao hoặc bản thân chịu áp lực cao gây tổn thương sọ não.
-
Tăng huyết áp: Nếu mắc bệnh huyết áp cao và tình trạng bệnh không thuyên giảm thì thời gian dài, các mạch máu sẽ bị tổn thương và lâu dần chúng bị giãn nở, rò rỉ máu trong mạch hoặc vỡ mạch máu.
-
Xơ vữa động mạch: Mỡ máu cao, đặc biệt cholesterol xấu sẽ tạo thành mảng bám trên thành mạch, bên cạnh đó cũng khiến mạch bị rò rỉ máu.
-
Dị dạng động tĩnh mạch não: Xuất huyết não có nguy hiểm không ?
Đáp án là có! Và thực sự nguy hiểm nếu bản thân bạn mắc dị dạng động tĩnh mạch não.
Trường hợp này chỉ có thể phẫu thuật để loại bỏ các dị dạng.
-
Khối u não: Nếu chẳng may mắc u não thì bản thân bạn có nguy cơ xuất huyết não cao hơn người bình thường.
Khối u sẽ đè lên các mô não và mạch máu gây vỡ, chảy máu.
Ngoài ra nếu bạn mắc một số bệnh như rối loạn đông máu, bệnh về gan, bệnh béo phì, hay làm việc dưới trời nắng nóng nên bị sốc nhiệt thì vẫn có khả năng bị xuất huyết não.
Xuất huyết não có nguy hiểm không ?
Như đã đề cập, xuất huyết não thực sự nguy hiểm, chúng đe dọa trực tiếp đến tính mạng.
Tiên lượng của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào kích thước khối máu tụ trong não.
Nếu kích thước này càng lớn thì nguy cơ tử vong và tàn phế càng cao.
Thực tế nếu bệnh khởi phát nhanh và đột ngột thì khoảng 50% bệnh nhân sẽ không vượt qua.
Tuy nhiên nếu kịp thời cấp cứu thì bệnh nhân có thể may mắn vượt qua cơn nguy kịch nhưng đa số đều gặp các biến chứng.
Các biến chứng xuất huyết não dễ gặp nhất là:
-
Liệt nửa người: Có hơn 90% người bị xuất huyết não sẽ chịu biến chứng này trong quá trình hồi phục.
Đây là di chứng dễ gặp ở người bị xuất huyết não nặng.
Bệnh nhân rất khó khăn trong đi lại và có thể không chủ động trong cuộc sống của mình.
-
Chứng rối loạn tâm lý: Người mắc bệnh thường sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề.
Bởi trong quá trình vượt qua cơn nguy kịch và phục hồi, người bệnh rất dễ có cảm giác cô đơn, đôi khi cảm thấy mình bị bệnh nằm một chỗ và làm phiền người khác.
Đây là một cú sốc tâm lý rất lớn.
-
Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh xuất huyết não thường bị méo miệng, phát âm không chuẩn.
-
Sa sút trí tuệ: Bởi sau xuất huyết não, hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Lúc này bệnh nhân sẽ khá lú lẫn, trí tuệ giảm sút, lờ mờ và có thể không nhớ được những gì đã xảy ra.
Điều trị xuất huyết não như thế nào ?
Như đã đề cập ở trên, xuất huyết não là một tình trạng vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng.
Dưới đây là phương pháp chẩn đoán cũng như điều trị xuất huyết não mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân:
-
Chẩn đoán: Bác sĩ thường sẽ chụp CT sọ não hoặc chụp MRI sọ não.
Đây chính là hai phương pháp chẩn đoán xuất huyết não và loại trừ đột quỵ, nhồi máu não hiệu quả.
-
Điều trị: Việc điều trị xuất huyết não còn phụ thuộc vào vị trí, nguyên nhân, mức độ xuất huyết.
Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để giảm phù và ngăn ngừa chảy máu.
Tùy vào vị trí của các cục máu đông, bác sĩ sẽ phẫu thuật mở sọ hoặc chọc hút tùy theo tình trạng.
Ngoài ra một số loại thuốc sẽ được chỉ định cho bệnh nhân có thể gồm thuốc giảm đau, corticoid hoặc thuốc lợi tiểu để giảm phù, thuốc chống co giật để kiểm soát cơn co giật.
Ngay sau khi bệnh nhân được cấp cứu thành công.
Về giai đoạn hồi phục, bệnh nhân buộc phải tập các bài tập vật lý trị liệu, tập nói, cũng như được chăm sóc đặc biệt với chế độ dinh dưỡng khoa học.
Cách phòng ngừa xuất huyết não
Với những thông tin trên, có lẽ bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi xuất huyết não có nguy hiểm không.
Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân xung quanh, việc hiểu rõ về các phương pháp phòng ngừa xuất huyết não là rất quan trọng.
Việc duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ là cách kiểm soát xuất huyết não hiệu quả nhất.
Bạn cần có cho bản thân một chế độ ăn uống koa học với đầy đủ chất.
Hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm giàu đường, giàu dầu mỡ.
Nên tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại cá béo hay sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, bạn cần nói không với rượu, bia, thuốc lá.
Đặc biệt hãy giữ cho bản thân một chế độ tập luyện đều đặn, vừa sức.
Cân bằng giữa việc nghỉ ngơi và công việc.
Hạn chế bản thân bị căng thẳng, luôn giữ một trạng thái tinh thần tích cực.
Bên cạnh đó, cần điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát sự tiến triển của một số căn bệnh như huyết áp cao, gan, thận, rối loạn đông máu.
Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thăm khám sức khỏe thường xuyên để đẩy lùi nguy cơ bệnh xuất huyết não.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và có cho mình những cách phòng bệnh hiệu quả.
Hãy cùng theo dõi KOVI để cập nhật nhiều hơn những thông tin sức khỏe hữu ích nhé!
Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.