Kẽm từ lâu được xem là một khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể.
Việc bổ sung kẽm hằng ngày với liều lượng phù hợp với từng đối tượng cụ thể giúp đem lại những lợi ích bất ngờ từ sức khỏe.
Nguồn thực phẩm hằng ngày có thể giúp đảm bảo sự hấp thu kẽm đầy đủ cho cơ thể.
Hàu
Hàu được xem là một trong những loại thực phẩm giàu kẽm nhất mà người trung niên có thể cần đến.
Theo thống kê về thành phần dinh dưỡng của hàu thì có chứa đến 32mg nguyên tố kẽm, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết hằng ngày lên đến 200%.
Vậy nên có thể thấy hàu dường như là nguồn kẽm tự nhiên lớn trong đa số các loại thực phẩm hiện nay.
Bên cạnh kẽm, trong hàu có chứa các nguyên tố vi lượng khác như selenium, đồng, vitamin B12,... có nhiều ý nghĩa sức khỏe nhất định.
Khi bàn về những lợi ích sức khỏe của hàu, nhiều nghiên cứu đã chứng minh độ an toàn và hiệu quả có thể kể đến, chẳng hạn như:
-
Tăng cường hệ miễn dịch;
-
Cải thiện chức năng sinh lý nam;
-
Chống oxy hóa và kháng viêm;
-
Cải thiện chức năng tuyến giáp, hệ thống tạo máu và hệ thần kinh.
Vậy nên có thể thấy việc bổ sung hàu theo liều lượng hợp lý giúp đem lại những lợi ích bất ngờ cho người trung niên.
Các loại đậu
Các loại đậu như đậu gà, đậu lăng,... cũng được xem là nguồn kẽm dồi dào từ thực vật mà người trung niên không nên bỏ qua.
Bên cạnh kẽm thì các nguồn dinh dưỡng khác như chất xơ hòa tan, vitamin, protein cũng dồi dào không kém, góp phần công lực mang đến nhiều hiệu quả bất ngờ cho sức khỏe.
Hơn thế nữa, các loại đậu là một loại thực phẩm có chỉ số đuòng huyết thấp và ít chất béo.
Điều này rất có ý nghĩa đối với các bệnh nhân đái tháo đường, các bệnh lý liên quan đến mỡ máu và tim mạch. Tuy vậy, thành phần phytate trong đậu có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thu kẽm cho cơ thể, vì vậy cần có cách chế biến phù hợp để vừa an toàn và tối ưu lượng kẽm được hấp thu.
Hạt bí đỏ
Một trong những nguồn thực phẩm giàu kẽm khác có thể kể đến hạt bí đỏ.
Theo thống kê dinh dưỡng, trong hạt bí đỏ có chứa 2.2mg kẽm trên 1 ounce đơn vị hạt, đáp ứng 20% nhu cầu kẽm cho cơ thể.
Bên cạnh kẽm thì trong hạt bí đỏ có thêm cả magnesium, vitamin E và chất xơ, đem lại nhiều lợi ích sức khỏe.
Có thể điểm qua một số lợi ích như cải thiện chức năng tuyến tiền liệt, phòng ngừa bệnh lý mạn tính nhờ vào khả năng chống oxy hóa.
Để đảm bảo có thể hấp thu dinh dưỡng từ hạt bí đỏ hiệu quả, một món salad hoặc yogurt có thể là lựa chọn về một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học.
Thịt đỏ
Các loại thịt như thịt bò, thịt heo được xem là nguồn kẽm dồi dào mà người trung niên có thể cần đến.
Trong thịt đỏ có chứa 4.79mg kẽm trong 100g thịt, cung cấp từ 40 - 60% nhu cầu cần thiết hằng ngày.
Bên cạnh kẽm, trong thịt đỏ còn có protein, sắt và vitamin nhóm B, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho hoạt động một ngày dài của cơ thể.
Tuy vậy, tiêu thụ thịt đỏ quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khỏe ở mức độ nhất định. Vậy nên cần lưu ý định lượng thịt đỏ sao cho phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Các sản phẩm từ sữa
Phô mai, bơ hay các sản phẩm từ sữa là một nguồn kẽm dồi dào và tiềm năng hiện nay.
Đặc biệt là các loại phô mai cung cấp một lượng kẽm tương đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày, cụ thể trong phô mai Cheddar đã chiếm hơn 5mg kẽm.
Việc tiêu thụ các sản phẩm từ sữa có thể đem lại những lợi ích sức khỏe nhất định.
Nghiên cứu năm 2022 cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ phô mai và các bệnh lý mạn tính có những tín hiệu tích cực, chẳng hạn như giảm tỷ lệ mắc bệnh suy tim, tăng huyết áp và đột quỵ, cũng như ngăn ngừa quá trình tiến triển ung thư.
Kết luận
Có thể thấy việc bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm hằng ngày là giải pháp hiệu quả giúp đạt được một sức khỏe bền vững.
Đối với người trung niên thì việc bổ sung kẽm lại càng có vai trò thiết yếu trong việc cải thiện miễn dịch, cũng như ngăn ngừa các bệnh lý mạn tính.
Thông qua bài viết hy vọng đã hỗ trợ phần nào cho bạn trong công tác xây dựng lộ trình dinh dưỡng khoa học một cách hiệu quả nhất.
Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.