Tiếng Việt English
Menu

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO

Xuất huyết não là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Xuất huyết não có thể tiến triển một cách bất ngờ và ít dấu hiệu rõ ràng từ trước.

Những ai bị xuất huyết não thường chịu ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ về sau, trong đó xuất huyết não sống được bao lâu là thắc mắc được nhiều người đặt ra.

 

Xuất huyết não và những điều cần biết

Não là bộ phận cực kỳ quan trọng của cơ thể, chúng là cơ quan có thể điều khiển mọi hành vi và hoạt động của con người như cử chỉ, lời nói, suy nghĩ, tư duy.

Vậy nên xuất huyết não là là loại bệnh cực kỳ nguy hiểm.

Bệnh được hiểu là một loại đột quỵ xảy ra khi máu tràn vào mô não và gây tổn thương đến não.

Một khi máu tràn vào, triệu chứng phù não sẽ xảy ra.

Não hình thành các khối tụ máu và các tế bào não sẽ chết dần từ đó gây ra hiện tượng vỡ mạch máu não.

Nhiều người thắc mắc xuất huyết não sống được bao lâu bởi bệnh có tỷ lệ tử vong cao, kích thước của khối tụ máu trong não càng lớn thì bệnh nhân có nguy cơ tử vong càng lớn.

Một số ít bệnh nhân có thể hồi phục lại tuy nhiên nếu để tình trạng xuất huyết xảy ra thì phần lớn sẽ gây những di chứng về sau.

 

Những biến chứng của xuất huyết não

 

Biến chứng của xuất huyết não thực sự rất nguy hiểm.

Trong lúc bị bệnh, cơ thể thường rơi vào tình trạng hôn mê sâu và rối loạn nhịp thở, nhịp tim.

Có khoảng 50% bệnh nhân xuất huyết não có thể vượt qua cơn tai biến và dần bình phục về sau.

Tuy nhiên có khoảng 92% người sẽ mắc biến chứng về vận động, có nghĩa là rất khó khăn trong di chuyển.

Ngoài ra có khoảng 70% người bệnh mắc các biến chứng ở mức độ vừa và nhẹ.

Trước khi tìm hiểu người xuất huyết não sống được bao lâu thì ta cần quan tâm đến các biến chứng cụ thể có thể mắc phải:

  • Liệt nửa người: Đây là biến chứng xảy ra ở bệnh nhân bị xuất huyết não nặng và lúc này người bệnh không thể làm chủ được cuộc sống của mình.
     
  • Rối loạn ngôn ngữ: Bệnh nhân sau xuất huyết não có thể bị méo miệng, phát âm không tròn chữ.
    Nếu nặng hơn có thể chỉ nói được bập bẹ vài chữ.

     
  • Rối loạn tâm lý: Người bệnh thường sẽ sống với tinh thần khủng hoảng, cô đơn.
    Đặc biệt trong quá trình hồi phục dễ gặp phải tâm lý cảm thấy bản thân vô dụng, luôn phải phụ thuộc vào người khác.
    Bên cạnh đó bệnh nhân sẽ giảm sút trí nhớ, lờ mờ, thờ thần, lú lẫn.

Có thể thấy biến chứng của bệnh xuất huyết não thực sự rất nguy hại.

Vậy nên cần phải có biện pháp phòng tránh cũng như tầm soát bệnh thật kỹ càng.

 

Xuất huyết não sống được bao lâu ?

 

Bệnh xuất huyết não thường sẽ bắt đầu bằng những cơn đau đột ngột và đôi khi cơn đau có thể đi từ mức độ nhẹ nhàng đến nặng nề hơn.

Sau đó một loạt dấu hiệu sẽ xảy ra như mất ý thức, buồn nôn, mê sảng, co giật toàn thân.

Nếu kịp thời phát hiện và có sự can thiệp của y khoa ngay lập tức, bệnh nhân có thể vượt qua cơn đột quỵ não và có thể sống khoẻ mạnh về sau, tuy nhiên buộc phải trải qua quá trình hồi phục khá lâu dài chưa kể có thể kèm theo các biến chứng.

Nếu bệnh nặng, máu chảy vào não nhiều thì bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Tỷ lệ tử vong của bệnh trong vòng 30 ngày điều trị khoảng 50%.

Trong đó có rất nhiều bệnh nhân tử vong trong 2 ngày đầu tiên.

Một số khác may mắn hơn, chiếm khoảng 25% có thể sống bình thường sau một năm kể từ khi xuất huyết.

 

Cách điều trị bệnh xuất huyết não

 

Đối với người bị xuất huyết não, việc điều trị kịp thời đóng vai trò quyết định người bệnh có vượt qua được hay không.

Vậy nên với căn bệnh này, phát hiện các dấu hiệu tiềm tàng và đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế trong “thời gian vàng” là rất quan trọng.

Lúc này bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp sau để cứu sống bệnh nhân:

  • Sử dụng thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu thẩm thấu, thuốc hạ áp.
  • Đặt ống nội khí quản, chụp CT sọ não cấp cứu và theo dõi lượng máu.
  • Kiểm soát đường huyết, sử dụng thuốc truyền tĩnh mạch nếu xảy ra tình trạng hạ áp.

Ngoài ra bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân phẫu thuật và can thiệp mạch bao gồm phần động mạch não, dị dạng trong mạch não, tĩnh mạch não, rò rỉ động tĩnh mạch màn cứng não.

Sau khi bệnh nhân vượt qua được tình trạng nguy kịch và bắt đầu hồi phục sức khỏe.

Người bệnh cần siêng tập luyện để phục hồi chức năng.

Ngoài ra cần được theo dõi các chỉ số sức khoẻ, uống thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và có một chế độ dinh dưỡng khoa học.

 

Phòng ngừa xuất huyết não như thế nào ?

 

Với những nội dung đề cập ở trên, chắc hẳn bạn đã biết được xuất huyết não có nguy hiểm không và mong muốn biết được cách phòng ngừa tình trạng này.

Xuất huyết não có thể gặp ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc dưới đây để bảo vệ sức khỏe của mình:

  • Duy trì lối sống khoa học: Cần tăng cường tập luyện thể thao hằng ngày, có chế độ ngủ nghỉ, làm việc khoa hoc.
    Hạn chế sự căng thẳng, mệt mỏi và stress.

     
  • Ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn thực phẩm giàu chất béo, thức ăn nhiều muối, ngưng uống rượu bia.
    Nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, cá béo, ngũ cốc nguyên hạt.

     
  • Khám sức khỏe định kỳ: Một trong những cách phòng chống bệnh xuất huyết não hiệu quả nhất là thường xuyên theo dõi các chỉ số sức khỏe với sự can thiệp của y khoa.
    Thăm khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt sức khỏe hệ thần kinh sẽ giúp tầm soát bệnh hữu hiệu.

Trên đây là những chia sẻ về xuất huyết não, hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn có thể hiểu hơn về căn bệnh này và có cho mình sự chuẩn bị cần thiết trong phòng bệnh.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.


Tin liên quan
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
"Bệnh van tim có những loại nào ?" là câu hỏi phổ biến nhất của nhiều người khi chủ động tìm hiểu để tránh phát hiện bệnh quá muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, việc xác định bệnh sớm ở...

HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
Hẹp mạch vành là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi nhưng hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa nhiều và không có triệu chứng rõ rệt, thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên khi phát hiện bệnh cũng đã tiến triển nặ...

NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới (chân) không được cung cấp máu và oxy cho các hoạt động sinh lý, từ đó gây ra các cơn đau cách hồi. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều...

ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
Tìm hiểu cách cải thiện sức khỏe cho người ăn uống kém thông qua việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và lựa chọn sản phẩm chất lượng là rất quan trọng, từ đó mới giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao hơn. Vậy căn bệnh này gây hại thế nào đến cơ thể ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn...

ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Để ngăn ngừa di chứng và khả năng tử vong do đột quỵ, chúng ta cùng...

BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

BỊ GIẬT NGÓN TAY : NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
BỊ GIẬT NGÓN TAY : NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
Tại sao ngón tay bị giật liên tục ? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như cách thức điều trị. Hãy cùng KOVI tìm hiểu ngay sau đây.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
Tuổi tác tăng lên đi kèm với sự thoái hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cột sống của bạn. Hệ cơ xương khớp hoạt động kém đi theo thời gian, dẫn đến bệnh gai cột sống. Bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều...

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon