Theo thống kê của Bộ Y tế, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng huyết áp cao.
Các yếu tố này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tim mạch, mà còn làm suy giảm sức khỏe toàn diện.
Do đó, việc nắm rõ các nguyên nhân huyết áp cao sẽ giúp bạn có được hướng điều trị và cách phòng ngừa phù hợp, kịp thời nhất.
Những nguyên nhân huyết áp cao
Hãy cùng KOVI tìm hiểu về nguyên nhân huyết áp cao:
Ăn quá nhiều muối
Ăn quá nhiều muối là nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng huyết áp cao.
Nguyên nhân là bởi ăn mặn nhiều khiến cho cơ thể bị giữ nước nhiều hơn.
Điều này gây nên gánh nặng cho trái tim và mạch máu, khiến cho các bộ phận này bị quá tải.
Ăn nhiều đường
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn quá nhiều đồ ngọt còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với ăn mặn.
Theo đó, nó làm trầm trọng thêm tình trạng cao huyết áp, đặc biệt là những loại siro chứa hàm lượng Fructose cao.
Theo đó, chỉ cần dung nạp vào cơ thể một lượng đường lớn, con số huyết áp đã có thể tăng lên ngay lập tức.
Chẳng hạn, chỉ cần uống 1 lon nước ngọt, bạn đã bị tăng 15 mmHg huyết áp tâm thu, tức là huyết áp trên và tăng 9 mmHg đối với huyết áp tâm trương, là con số huyết áp dưới.
Cô đơn lâu ngày
Một trong những nguyên nhân huyết áp cao khiến bạn không khỏi bất ngờ là sự cô đơn lâu ngày.
Cảm giác không được kết nối, nỗi sợ hãi bị ruồng bỏ, sự thất vọng, sẽ làm gia tăng sự căng thẳng, trầm cảm.
Tình trạng này có thể trầm trọng thêm theo thời gian. Theo một nghiên cứu mới đây, các bác sĩ cho biết trong 4 năm, huyết áp của những người cô đơn đã tăng lên ít nhất 14 mmHg.
Ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một hiện tượng vô cùng nguy hiểm.
Nó sẽ kích thích cơ thể con người giải phóng ra hoạt chất hóa học gây tăng huyết áp.
Hơn nữa, tình trạng này còn gây thiếu hụt oxy, phá hủy thành động mạch và gây xơ cứng động mạch.
Cũng vì thế mà việc điều chỉnh huyết áp xuống mức bình thường trở nên khó khăn hơn rất nhiều ở những đối tượng này.
Đây cũng là lý do vì sao người bị ngưng thở khi ngủ có tỷ lệ bị tăng huyết áp và mắc bệnh tim mạch ở mức cao.
Chế độ ăn thiếu hụt kali
Sự cân bằng nồng độ natri và kali trong cơ thể giúp thận có thể hoạt động bình thường.
Trong khi đó, chế độ ăn thiếu hụt các loại thực phẩm giàu kali như: Chuối, súp lơ xanh, hạt dẻ, rau xanh,... lại chính là nguyên nhân gây tăng huyết áp ở người bệnh.
Lúc này, thận của bạn không thể điều chỉnh lượng dịch trong cơ thể, dẫn đến khó phân giải muối hấp thụ trong bữa ăn hàng ngày.
Cơ thể bị tổn thương đột ngột
Khi bị đau đột ngột hoặc cấp tính, hệ thần kinh của bạn sẽ giải phóng ra chất hóa học làm tăng huyết áp.
Rối loạn hoạt động tuyến giáp
Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, nhịp tim sẽ chậm lại và động mạch ít co giãn hơn.
Bên cạnh đó, hàm lượng hormone thấp cũng làm tăng lượng cholesterol xấu LDL.
Từ đó, khiến cho động mạch trở nên xơ cứng. Lúc này, tốc độ của máu di chuyển qua mạch máu xơ cứng sẽ nhanh hơn đáng kể, tạo nên áp lực mạnh lên thành mạch máu.
Trong khi đó, lượng hormone tuyến giáp tăng cao bất thường có thể khiến nhịp tim tăng lên. Cùng với đó, tim bơm máu mạnh hơn làm cho huyết áp tăng lên.
Nhịn đi tiểu
Nhịn đi tiểu quá 3 giờ có thể khiến huyết áp tâm thu tăng 4 mmHg và huyết áp tâm trương tăng 3 mmHg.
Tình trạng này có sự thay đổi khác nhau giữa 2 giới tính nam và nữ. Đặc biệt, nó lại càng phổ biến ở những người bước vào độ tuổi trung niên.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc điều trị bệnh cũng có thể là nguyên nhân huyết áp cao, có thể kể đến là:
- Thuốc kháng viêm không corticoid như: Aspirin, ibuprofen,...
- Thuốc xịt mũi có chứa thành phần pseudoephedrine và phenylephrine gây co mạch máu, làm giảm tác dụng của các thuốc hạ huyết áp.
- Thuốc tránh thai dạng tiêm, dạng uống hoặc một số dụng cụ ngừa thai đều chứa một số loại hormone làm hẹp lòng mạch máu và tăng huyết áp.
- Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng như: Prozac, Sarafem,... chứa chất Dopamine, Norepinephrine, Serotonin,... sẽ hạn chế sự hấp thu Serotonin, làm tăng huyết áp.
Bị mất nước
Khi các tế bào trong cơ thể bị thiếu nước, mạch máu sẽ bắt đầu co lại.
Nguyên nhân là do não bộ đã gửi tín hiệu lên tuyến yên để giải phóng ra chất hóa học gây co mạch máu.
Thêm vào đó, cơ thể bị mất nước thì thận sẽ giảm hoạt động bài tiết nước tiểu để giữ lại lượng nước cần thiết.
Các yếu tố này vô tình khiến cho tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp trong một khoảng thời gian ngắn.
Tăng huyết áp khi gặp bác sĩ
Tăng huyết áp khi gặp bác sĩ còn được gọi là “Tăng huyết áp áo choàng trắng".
Triệu chứng là huyết áp tăng cao khi gặp bác sĩ hoặc các nhân viên y tế. Hiện tượng này có thể được giải thích do người bệnh quá căng thẳng và lo lắng.
Khi tranh luận
Khi tranh luận, bạn cũng có thể bị cao huyết áp do không kiểm soát tốt cảm xúc và tâm lý, dẫn đến tình trạng kích động khiến huyết áp tăng cao.
Triệu chứng nhận biết huyết áp cao
Tăng huyết áp gây ra những triệu chứng vô cùng thầm lặng, không rõ ràng nên rất khó nhận biết.
Thậm chí, chỉ đến khi đi khám bệnh định kỳ, người bệnh mới nhận biết được bản thân đang mắc bệnh huyết áp cao.
Trong trường hợp nhẹ, người bị cao huyết áp sẽ thường xuyên cảm thấy nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, mất ngủ nhẹ,...
Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu bất thường như:
- Đau nhói vùng tim;
- Suy giảm thị lực;
- Khó thở, thở gấp;
- Mặt đỏ bừng;
- Da tái xanh;
- Buồn nôn, nôn mửa;
- Đánh trống ngực;
- Hốt hoảng, tim đập nhanh,...
Cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp
Để phòng ngừa nguy cơ mắc phải bệnh cao huyết áp, hoặc hạn chế tối đa các biến chứng của bệnh, bạn nên ghi nhớ những nguyên tắc quan trọng sau:
- Xây dựng chế độ ăn nhạt, lành mạnh, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, bao gồm cả lượng muối đã thêm vào thức ăn và mắm.
- Người bị thừa cân, béo phì nên tích cực vận động và ăn kiêng giảm cân.
- Hạn chế tiêu thụ quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán.
- Bổ sung nhiều cá, chất xơ có trong rau, củ, quả vào chế độ ăn hàng ngày.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, ngay cả khi không bị tiểu đường.
- Tập thể dục đều đặn trong 30 - 45 phút/ngày, ít nhất 3 lần/tuần để nâng cao sức đề kháng và đào thải độc tố.
- Nên ăn đồ ăn chứa nhiều đạm, đặc biệt là hàm lượng đạm có trong gà, hải sản, bò, heo,...
- Không sử dụng dầu dừa mà nên thay bằng dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành, dầu hướng dương,...
- Tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê và các chất kích thích khác.
- Làm việc, học tập và nghỉ ngơi hợp lý.
- Tránh căng thẳng, lo âu, xúc động quá mức.
Trên đây là những nguyên nhân huyết áp cao mà bạn không thể bỏ qua.
Hãy nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ nếu cảm thấy tình trạng cao huyết áp diễn ra trong thời gian dài mà không có sự thuyên giảm nhé!
Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.