Tiếng Việt English
Menu

GAI GÓT CHÂN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Gai gót chân hoặc gau xương gót là tình trạng đau viêm ở gót chân.

Đây là bệnh rất hay gặp ở tuổi trung niên, cũng như đây là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến.

 

Bệnh gai gót chân là gì ?

 

Bệnh gai gót chân trong y học còn được gọi là viêm cân gan chân.

Gai gót chân thường xảy ra ở tuổi trung niên cả nam và nữ.

Theo cấu trúc giải phẫu ta thấy có lớp mô đệm ở vùng cân gan chân.

Khi lớn tuổi, lớp mô đệm này mỏng đi, kém đàn hồi, sức nặng từ cơ thể đè nén lên vùng gót chân dẫn đến sự tổn thương ở gót chân.

Từ đó dễ gây ra viêm cân gan chân và quá trình viêm xảy ra thì sẽ gây đau, khó đi lại.

 

Cơ chế gây ra gai gót chân

 

Khi chúng ta vận động chân nhiều, cũng như đi lại hoặc mang vác vật nặng trong thời gian dài, lực sẽ tập trung vào cơ vùng gan chân, làm căng cơ vùng này.

Điều này lâu ngày sẽ dễ dẫn đến viêm gan chân.

Khi nghỉ ngơi, cơ vùng gan chân giãn ra và sẽ không thấy đau nữa.

Tuy nhiên lâu ngày cơ thể chúng ta sẽ tạo thành lớp calci khắc phục tình trạng tổn thương ở vùng gót chân.

Từ đó dẫn đến gai gót chân.

Nhóm người dễ mắc gai xương gót bao gồm:

  • Người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Đặc biệt nguy cơ cao nếu kèm bệnh béo phì, thừa cân.
  • Những người thường xuyên vận động chân nhiều như vận động viên, hoặc làm các công việc mang vác nặng, đi lại nhiều.

 

Triệu chứng của gai gót chân

 

Triệu chứng điển hình của bệnh gai gót chân là cảm giác thốn hoặc đau ở phía gót chân.

Các cơn đau này thường xuất hiện đặc trưng vào buổi sáng.

Đặc biệt cảm giác ngủ dậy bị đau gót chân này rất khó chịu, như bước lên gai sầu riêng khi đặt chân xuống giường.

Tuy nhiên triệu chứng đau cũng xuất hiện khi ngồi lâu rồi đứng lên hoặc khi đi trên nền cứng, khi mang vác nặng.

Triệu chứng đau này sẽ giảm sau khoảng 10 phút.

Nhưng sẽ đau trở lại nếu có tác động vào vùng gót chân như mang vác vật nặng hay đi lại nhiều.

Các triệu chứng của gai gót chân khác đặc trưng và không dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Ví dụ như bệnh viêm cột sống dính khớp cũng gây ra tình trạng đau ở gót chân.

Tuy nhiên bệnh này lại kèm theo các triệu chứng khác chứ không đơn thuần là đau gót chân vào buổi sáng.

 

Điều trị gai gót chân

 

Việc điều trị gai gót chân sẽ được quyết định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Hiện tại phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị nội khoa.

Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ được kê các loại thuốc giảm đau, giảm viêm đường uống.

Khi sử dụng các loại thuốc này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh lý đang mắc phải như huyết áp, đái tháo đường, viêm loét dạ dày,...

Do đó khi được chỉ định phải tuyệt đối không được tự ý mua sử dụng, và phải tuân thủ đúng liều.

Khi sử dụng các thuốc đường uống không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định corticoid đường tiêm.

Mặc dù corticoid có tác dụng kháng viêm nhưng để hạn chế tác dụng phụ toàn thân nên sẽ không sử dụng đường uống.

Việc dùng đường uống corticoid là không được khuyến cáo, phải hết sức thận trọng.

Bởi vì các tác dụng không mong muốn gây ra bởi corticoid ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.

Lưu ý là các biện pháp điều trị nội khoa là do bác sĩ quyết định.

Bạn nên đến bác sĩ thăm khám để có phương pháp điều trị tốt nhất.

Tùy tình trạng mỗi người mà sẽ có các phương pháp điều trị khác nhau.

Bạn không nên tự ý mua thuốc hoặc uống theo toa của người quen đang bị gai gót chân.

Thời gian điều trị bao lâu cũng phụ thuộc vào tình trạng của mỗi người.

Có thể từ 1 - 2 tuần, không kéo dài quá lâu.

Phương pháp điều trị ngoại khoa không được khuyến cáo.

Do đã phân tích ở trên là kích thước gai không ảnh hưởng đến tình trạng đau ít hay nhiều.

 

Một số biện pháp điều trị hỗ trợ tại nhà

 

Việc uống thuốc sẽ làm giảm các triệu chứng đau do viêm.

Tuy nhiên tình trạng viêm có thể tái đi tái lại nhiều lần.

Để tránh tình trạng này bạn có thể cần lưu ý một số vấn đề khi lựa chọn giày dép

  • Không nên đi chân trần ở mặt phẳng cứng.
    Nên chọn một đôi dép có đế mềm để mang trong nhà.
    Nên chọn đôi giày/dép có đế mềm cao khoảng 2 - 3 phân để giảm áp lực lên gót chân.

     
  • Không nên chọn giày búp bê đế bệt hoặc giày cao gót từ 7 phân.
    Bởi vì các đôi giày này không có độ đàn hồi, khi mang sẽ làm căng các gân gót chân, gây nghiêm trọng tình trạng gai gót chân.

     
  • Nên chọn đôi dép mềm để đi trong nhà.
     

Ngoài ra bạn cũng nên thực hiện một số bài tập thả lỏng các cơ gân gót để giảm đau.

Bạn nên khởi động các khớp chân, vươn chân để làm nóng các cơ.

Tránh tình trạng đột ngột nhảy ra khỏi giường mỗi buổi sáng.

Bạn có thể thực hiện các động tác xoay bàn chân, lắc chân để làm nóng cơ vùng đó lên.

Hoặc bạn dựng đứng bàn chân lên kéo căng hết sức rồi kéo bàn chân về phía mình.

Làm như vậy khoảng 5 - 10 lần để giảm đau.

 

Kết luận

Qua bài viết trên, bạn đã biết được gai gót chân là gì và có thể điều trị như thế nào.

Gai gót chân là bệnh có thể chữa được và không nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên bạn nên chú ý kết hợp uống thuốc và áp dụng các lưu ý từ bác sĩ khi điều trị.

Ngoài ra bạn cũng có thể phòng ngừa bằng cách áp dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị đã được nhắc đến trong bài viết nhé.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.


Tin liên quan
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
"Bệnh van tim có những loại nào ?" là câu hỏi phổ biến nhất của nhiều người khi chủ động tìm hiểu để tránh phát hiện bệnh quá muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, việc xác định bệnh sớm ở...

HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
Hẹp mạch vành là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi nhưng hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa nhiều và không có triệu chứng rõ rệt, thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên khi phát hiện bệnh cũng đã tiến triển nặ...

NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới (chân) không được cung cấp máu và oxy cho các hoạt động sinh lý, từ đó gây ra các cơn đau cách hồi. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều...

ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
Tìm hiểu cách cải thiện sức khỏe cho người ăn uống kém thông qua việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và lựa chọn sản phẩm chất lượng là rất quan trọng, từ đó mới giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao hơn. Vậy căn bệnh này gây hại thế nào đến cơ thể ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn...

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO
NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não là bệnh rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng về sau. Vậy bệnh nhân sau khi bị xuất huyết não sống được bao lâu ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Để ngăn ngừa di chứng và khả năng tử vong do đột quỵ, chúng ta cùng...

BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

BỊ GIẬT NGÓN TAY : NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
BỊ GIẬT NGÓN TAY : NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
Tại sao ngón tay bị giật liên tục ? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này cũng như cách thức điều trị. Hãy cùng KOVI tìm hiểu ngay sau đây.

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon