Tiếng Việt English
Menu

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ

Gai cột sống có chữa được không, là vấn đề vẫn gây ra nhiều tranh luận trong cộng đồng. 

Có ý kiến cho rằng, với sự tiến bộ của y học hiện đại, hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bệnh gai cột sống, cùng tìm hiểu thực hư vấn đề qua bài viết dưới đây.

 

Nguyên nhân gây ra bệnh gai cột sống

 

Trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi gai cột sống có chữa được không, cùng tìm hiểu qua tổng quan về nguyên nhân gây bệnh gai cột sống.

Gai cột sống hay gai đốt sống là bệnh xuất hiện do sự lão hóa tự nhiên của con người. 

Cùng với sự biến chuyển của thời gian, hệ xương khớp của bạn hoạt động kém đi. Cụ thể là các mô xương bị mất nước, đĩa đệm bị hao mòn và dây chằng liên kết cơ và xương cũng trở nên lỏng lẻo. 

Với các nỗ lực nhằm trì hoãn quá trình thoái hóa, cơ thể tạo ra thêm các mấu xương (hay các gai cột sống) hướng về hai phía của cột sống, nhằm giảm áp lực tác động lên cột sống, dần dần phát triển thành bệnh gai cột sống.

Bệnh gai cột sống có một số biểu hiện như đau nhức vùng lưng, thắt lưng, hông, cột sống cổ. 

Bệnh nếu không được phát hiện điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng gai cột sống chèn dây thần kinh rất nguy hiểm. 

Tuy nhiên, một số trường hợp mặc dù xương khớp đã có sự thoái hóa, nhưng người bệnh lại không có biểu hiện gì, do đó cũng không xác định được mình có bị bệnh hay không.

Bên cạnh điều không thể đảo ngược là quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, có một số yếu tố góp phần thúc đẩy bệnh gai cột sống tiến triển nhanh và nặng hơn, các yếu tố bao gồm:

  • Thường xuyên mang vác vật nặng, lao động thể lực cao.

  • Có lối sống làm việc văn phòng phải ngồi nhiều.

  • Người có cơ địa thừa cân béo phì, áp lực đè lên cột sống lớn hơn người bình thường.
     

Gai cột sống có chữa được không ?

 

Trên thực tế, bệnh gai cột sống có chữa được không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan. 

Như đã nói ở trên, bệnh hình thành do sự thoái hóa của cột sống theo tuổi tác, do vậy quá trình này không thể đảo ngược, chính vì thế các phương pháp điều trị và thay đổi lối sống chủ yếu tập trung làm bệnh chậm tiến triển, hạn chế biến chứng và hỗ trợ giảm các cơn đau. 

Hiệu quả của việc điều trị gai cột sống còn phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Độ tuổi của người bệnh: Tuổi càng cao thì việc điều trị bệnh có tỷ lệ thành công càng giảm.

  • Mức độ bệnh: Tùy vào giai đoạn bệnh, nếu gai cột sống đã tiến triển nặng thì tỷ lệ điều trị thành công sẽ thấp.

  • Cơ địa của mỗi người: Tùy sức khỏe cũng như tình trạng bệnh lý có sẵn, mỗi người sẽ có đáp ứng với thuốc điều trị khác nhau.
    Chính vì thế, việc tuân thủ điều trị dùng thuốc, tập các bài tập vật lý trị liệu gai cột sống và có thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp tăng tỷ lệ điều trị thành công đáng kể.

     

  • Yếu tố công việc: Vì lý do đặc thù nghề nghiệp, một số công việc làm giảm tỷ lệ điều trị thành công như phải mang vác vật nặng, bưng bê nhiều, di chuyển liên tục, thực hiện 1 động tác lặp lại,... ảnh hưởng lớn đến sự chắc khỏe của cột sống.
     

  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày: Cách bạn quan tâm đến sức khỏe bản thân, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, tư thế làm việc, nằm, ngồi của bạn,... ảnh hưởng lớn đến hiệu quả trị liệu bệnh gai cột sống.
     

Thói quen sinh hoạt tốt cho người gai cột sống

 

Vậy là bạn đã biết được gai cột sống có chữa được không. 

Điều trị duy trì bằng thuốc giảm đau, kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh, giúp bạn kiểm soát tốt bệnh gai cột sống, phòng ngừa biến chứng và tần suất xảy ra cơn đau dữ dội. 

Một số thói quen sinh hoạt hỗ trợ bệnh gai cột sống bao gồm:

  • Nghỉ ngơi thư giãn nhiều hơn: Vận động nhiều với cường độ cao là lý do khởi phát cơn đau cột sống.
    Vì thế, việc nghỉ ngơi thư giãn, cùng với tập luyện các bài tập nhẹ nhàng giúp phòng ngừa xuất hiện cơn đau cấp tính.

     

  • Chường nóng hoặc lạnh kết hợp với xoa bóp: Đây đều là những cách giảm đau không cần thuốc đơn giản mà hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà, giúp xương khớp của bạn được thư giãn.
     

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Người bệnh gai cột sống nên bổ sung vào chế độ ăn các thực phẩm giàu canxi và vitamin D giúp hỗ trợ duy trì sự rắn chắc của xương khớp.
     

  • Vận động nhẹ nhàng: Thường xuyên vận động nhẹ nhàng giúp tăng cường sự dẻo dai cho cơ thể, tăng sức bền và độ khỏe khoắn của cơ thể.
     

Không phải trường hợp nào bị gai cột sống, cũng sẽ có những biểu hiện rõ ràng và được phát hiện từ sớm.
Theo các chuyên gia, bệnh lý này không nhất thiết phải điều trị tất cả trường hợp, chỉ nên có sự can thiệp y khoa khi bệnh gây ra những cơn đau nhức khó chịu, gây mệt mỏi và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.

 

 


Tin liên quan
Phòng chống mất cơ bắp ở người cao tuổi
Phòng chống mất cơ bắp ở người cao tuổi
Khi ngoài 50 tuổi, bạn sẽ bắt đầu trải qua quá trình mất cơ bắp do lão hóa gây ra. Tình trạng này diễn ra một cách tự nhiên nhưng vẫn có cách để phòng chống

Vì sao người tiểu đường bị chóng mặt ?
Vì sao người tiểu đường bị chóng mặt ?
Chóng mặt là tình trạng thường xuyên của người bị bệnh tiểu đường. Vậy nguyên nhân người tiểu đường bị chóng mặt thường xuyên là do đâu và khi nào bị chóng mặt cần đến tìm gặp bác sĩ ? Hãy cùng KOVI tìm hiểu qua bài viết dưới...

Suy giảm thính lực ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Suy giảm thính lực ở người cao tuổi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa
Theo các nghiên cứu gần đây, khoảng 1/3 người trên 65 tuổi và hơn một nửa trong nhóm trên 75 tuổi mắc các chứng suy giảm thính lực. Vậy nguyên nhân và cách phòng tránh tình trạng này là gì ?

Cách hạ huyết áp cho người cao tuổi
Cách hạ huyết áp cho người cao tuổi
Cao huyết áp là một trong những căn bệnh mà nhiều người gặp phải, phổ biến nhất là người lớn tuổi. Các chuyên gia cho biết, cao huyết áp chính là nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người lớn tuổi. Vì...

Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Khi chúng ta già đi, cơ thể chúng ta thay đổi và nhu cầu dinh dưỡng của chúng ta cũng vậy. Điều quan trọng đối với người cao niên là duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng để hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Trong bài viết này, chúng...

Hướng dẫn phân biệt gút và viêm khớp dạng thấp
Hướng dẫn phân biệt gút và viêm khớp dạng thấp
Gút và viêm khớp dạng thấp là hai loại bệnh lý viêm khớp phổ biến ở độ tuổi trung niên. Tuy nhiên, việc phân biệt gút và viêm khớp dạng thấp thường rất dễ bị nhầm lẫn vì có nhiều nét tương đồng nhau về triệu chứng. Vậy nên dựa...

Top 7 loại trà tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Top 7 loại trà tốt cho sức khỏe người cao tuổi
Để bảo vệ sức khỏe và hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch bị suy yếu do lão hóa ở người cao tuổi, mỗi ngày người già nên uống các loại trà thảo mộc tốt cho sức khỏe. Trong bài viết này sẽ gợi ý cho mọi người top 7 các loại trà...

Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm không tự chủ ở người cao tuổi
Nguyên nhân dẫn đến chứng đái dầm không tự chủ ở người cao tuổi
Ở người lớn tuổi, một số cơ quan bị suy giảm chức năng dẫn đến nhiều bệnh lý. Trong đó, đái dầm không tự chủ cũng là một trong những điều khiến người lớn tuổi lo lắng. Hãy cùng KOVI tìm hiểu về hội chứng này nhé!

Tổng hợp những bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi tăng cường sức khỏe
Tổng hợp những bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi tăng cường sức khỏe
Đối với người cao tuổi, sức khỏe luôn là ưu tiên số một. Có rất nhiều bộ môn tập luyện đã ra đời giúp họ có thể nâng cao thể trạng. Trong đó, các bài tập thể dục dưỡng sinh cho người cao tuổi là bộ môn được “các cụ” rất...

Dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên thường gặp
Dấu hiệu khủng hoảng tuổi trung niên thường gặp
Khủng hoảng tuổi trung niên là giai đoạn gây nhiều lo lắng cho người mắc phải. Không chỉ phụ nữ, ngay cả các quý ông cũng có nguy cơ đối mặt với giai đoạn này bởi nhiều thay đổi về mặt sinh học, công việc, gia đình, vấn đề tài chính...

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon