Tiếng Việt English
Menu

ĐAU NỬA ĐẦU DO THAY ĐỔI THỜI TIẾT ?

Mặc dù không biết chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu, nhưng những yếu tố phổ biến kích hoạt cơn đau nửa đầu có thể là thực phẩm, thay đổi hormone, stress và thậm chí là thời tiết.

 

Mối liên quan giữa đau nửa đầu và thay đổi thời tiết

Đau nửa đầu là tình trạng một bên đầu đột ngột đau nhói, có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Bệnh này ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt thường ngày của người mắc nếu không được điều trị kịp thời.

Tất cả mọi người đều có khả năng bị đau nửa đầu, nhưng phổ biến ở độ tuổi từ 10 - 45, trong đó nữ giới có nguy cơ cao hơn.

Theo một phân tích năm 2015 tại Đài Loan, có tới một nửa số người sống chung với chứng đau nửa đầu cho biết những thay đổi về thời tiết làm cơn đau của họ bùng phát.
Bão, chênh lệch nhiệt độ và thay đổi áp suất khí quyển đều có thể góp phần kích hoạt những cơn đau đầu này.

Nguyên nhân là do các hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm ảnh hưởng đến mức độ serotonin và các hóa chất não khác.

Nghiên cứu về mối liên hệ giữa chứng đau nửa đầu và thay đổi thời tiết đã gặp rất nhiều khó khăn. Mỗi người sẽ có những phản ứng khác nhau đối với hiện tượng biến đổi khí hậu, do đó các nhà nghiên cứu không thể kết luận rõ ràng như thế nào và tại sao thay đổi thời tiết bị đau đầu.

Không phải ai cũng phản ứng với sự thay đổi thời tiết theo cách giống nhau.

Trong khi nhiệt độ cao gây nhức đầu ở một vài người, số khác lại bị đau nửa đầu khi trời trở lạnh.
Một số người nhạy cảm hơn với những thay đổi nhiệt độ và độ ẩm.

Trong một số trường hợp, kết hợp nhiều yếu tố khác nhau sẽ làm kích hoạt cơn đau nửa đầu. Ví dụ, bạn có thể bị đau đầu vào những ngày mưa nhiều, ẩm thấp, nhưng đồng thời lúc ấy bạn cũng đang căng thẳng hoặc đói.

 

Nhiệt độ và độ ẩm

Mối liên hệ giữa nhiệt độ, độ ẩm và chứng đau nửa đầu không phải lúc nào cũng nhất quán. Nhìn chung, nhiệt độ và độ ẩm cao nhiều khả năng gây đau nửa đầu. Tuy nhiên những thay đổi đột ngột về nhiệt độ hoặc độ ẩm - tăng lên hoặc giảm xuống nhanh chóng, cũng có thể là một yếu tố.

Một nghiên cứu năm 2017 cho biết số người đến khám với chứng đau nửa đầu gia tăng vào những ngày ấm và ẩm; ngược lại, giảm vào những ngày lạnh và khô. Một nghiên cứu khác thống kế được số bệnh nhân nhập viện vì chứng đau nửa đầu gia tăng vào những ngày nóng và khô. Lý do làm gia tăng đau đầu trong thời tiết nóng có thể là do mất nước, đây là một trong những nguyên nhân gây đau nửa đầu được các bác sĩ công nhận rộng rãi.

Cách cơ thể phản ứng với nhiệt độ và độ ẩm có thể phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm riêng của mỗi người. Theo một nghiên cứu, những người nhạy cảm với nhiệt độ sẽ bị đau đầu nhiều hơn vào mùa đông, số còn lại thường tăng triệu chứng đau đầu nhiều hơn vào mùa hè.

 

Ánh nắng mặt trời

Đôi khi ánh sáng mặt trời cũng có thể là tác nhân dẫn đến cơn đau nửa đầu. Nói cách khác, ánh nắng được xem là một tác nhân phổ biến kích hoạt nhức đầu.

Các nhà nghiên cứu cho biết ánh sáng mặt trời có thể đi qua võng mạc và thần kinh thị giác, sau đó kích hoạt các tế bào thần kinh nhạy cảm trong não.
Theo một giả thuyết khác, bức xạ cực tím từ mặt trời làm giải phóng các hóa chất trong da có tác dụng giãn mạch máu, từ đó gây ra chứng đau nửa đầu.

Có ý kiến cho rằng sức nóng và độ chói của ánh mặt trời sẽ giúp xác định liệu có phải thay đổi thời tiết bị đau đầu không.
Trong một nghiên cứu nhỏ, hầu hết người bệnh sẽ bị đau nửa đầu nhiều hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời mùa hè (mạnh hơn) so với mặt trời mùa đông (ánh nắng yếu hơn).

 

Thay đổi áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển là một phép đo áp suất trong không khí. Áp suất khí quyển tăng nghĩa là áp suất không khí đang tăng, và ngược lại.
Khi áp suất khí quyển tăng, các mạch máu bị thu hẹp; khi áp suất giảm, mạch máu mở rộng.
Đây chính là cơ chế khiến áp suất khí quyển ảnh hưởng đến đau đầu.

Một nghiên cứu nhỏ ở Nhật Bản cho thấy khi áp suất khí quyển giảm xuống dù chỉ rất nhỏ, cũng làm gia tăng các cơn đau nửa đầu.
Nguyên nhân là vì giảm áp suất khí quyển khiến cho các mạch máu trong não mở rộng, dẫn tới kích hoạt giải phóng serotonin.

Khi mức serotonin tăng lên, hiện tượng thị giác hào quang xuất hiện. Khi nồng độ serotonin giảm trở lại, các mạch máu sẽ sưng lên và gây ra chứng đau nửa đầu.

 

Cách phòng tránh đau nửa đầu

Mặc dù không thể kiểm soát được thời tiết, nhưng bạn có thể kiểm soát được chứng đau nửa đầu của mình khi nhiệt độ hoặc độ ẩm thay đổi.
Điều quan trọng là phải tìm ra được đúng yếu tố làm kích hoạt cơn đau.
Vì thế, bạn nên:

  • Ghi lại nhật ký theo dõi chứng đau nửa đầu của bản thân, kèm theo những sự kiện xảy ra trong lúc cơn đau bùng phát. Theo thời gian, bạn sẽ biết được những kiểu thời tiết có xu hướng khiến mình bị đau đầu.

  • Sau đó, cố gắng hạn chế ở ngoài trời vào những ngày có điều kiện thời tiết dễ khiến bạn đau đầu. Nếu phải ra ngoài nắng, hãy bảo vệ mắt bằng một cặp kính râm có chức năng chống tia UV

  • Thăm khám bác sĩ và dùng thuốc trị đau nửa đầu khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên, tránh chịu đựng cơn đau dai dẳng.

  • Lựa chọn lối sống khoa học bằng cách ăn thực phẩm lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, uống đủ nước, ngủ đủ giấc và kiểm soát căng thẳng. Những yếu tố này có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng đau nửa đầu.

 

Kết luận

Tóm lại, một số người bệnh đau nửa đầu sẽ nhạy cảm hơn với những thay đổi của thời tiết.

Các yếu tố kích hoạt liên quan đến thời tiết bao gồm ánh nắng mặt trời, quá nóng hoặc quá lạnh, độ ẩm cao hoặc không khí khô, có gió hoặc bão, và thay đổi áp suất khí quyển.

Nguyên nhân có thể là do thay đổi thời tiết làm mất cân bằng các hóa chất trong não (như serotonin). Các yếu tố thời tiết cũng thường làm nặng thêm triệu chứng đau đầu do ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe chung của người bệnh.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.


Tin liên quan
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐỘT QUỴ
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐỘT QUỴ
Đột quỵ là môt trong những tình huống nguy hiểm. Việc xử lý đột quỵ càng sớm thì khả năng người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong và các di chứng sau đột quỵ càng giảm. Tuy nhiên, kỹ thuật sơ cứu cần được thực hiện nhanh chóng,...

NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH PARKINSON
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH PARKINSON
Parkinson là bệnh lý thần kinh phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh Parkinson có thể không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan không phát hiện sớm, dẫn đến biến chứng và giảm hiệu quả điều...

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HUYẾT ÁP CAO
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH HUYẾT ÁP CAO
Huyết áp cao là một trong những bệnh lý phổ biến ở rất nhiều người. Để điều trị được dứt điểm tình trạng này, bạn cần biết được lý do gây ra bệnh.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH ALZHEIMER
RỐI LOẠN GIẤC NGỦ LÀ BIỂU HIỆN CỦA BỆNH ALZHEIMER
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố trí nhớ, vì vậy nếu giấc ngủ bị xáo trộn, trí nhớ có thể bị suy giảm. Các chuyên gia cũng cho rằng rối loạn giấc ngủ là dấu hiệu báo trước bệnh Alzheimer, một bệnh lý liên quan...

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Người cao tuổi là đối tượng dễ có nguy cơ mắc rất nhiều bệnh. Vậy nên tìm hiểu về những bệnh thường gặp ở người cao tuổi là vô cùng cần thiết, để người nhà và chính những người cao tuổi có thể nhận diện và lên kế hoạch...

DUY TRÌ SỨC KHỎE Ở TUỔI 60
DUY TRÌ SỨC KHỎE Ở TUỔI 60
Sức khoẻ người già luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Đặc biệt khi bước qua ngưỡng tuổi 50, 60 thì các dấu hiệu lão hoá càng gia tăng và làm chất lượng cuộc sống đi xuống. Vậy có lời khuyên cho tuổi 60 nào để duy trì được...

HOA QUẢ DÀNH CHO NGƯỜI GIÀ
HOA QUẢ DÀNH CHO NGƯỜI GIÀ
Tùy theo tình trạng sức khỏe, độ tuổi mỗi người mà cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp mới có thể phát huy được những lợi ích vốn có. Trong bài viết này, chúng ta sẽ giải đáp câu hỏi người già nên ăn hoa quả gì cũng như là những...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG TRƯỜNG THỌ
LÀM THẾ NÀO ĐỂ SỐNG TRƯỜNG THỌ
Trường thọ luôn là ước mơ của con người từ xưa đến nay. Người ta thường chúc nhau trường thọ. Vậy trường thọ là gì và làm thế nào để có thể sống trường thọ ?

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO TUỔI
Sức khỏe của người cao tuổi phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng. Việc cung cấp đủ dưỡng chất giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và kéo dài tuổi thọ. Vậy làm thế nào để xây dựng một chế độ dinh dưỡng...

Bệnh tay chân miệng và cách điều trị
Bệnh tay chân miệng và cách điều trị
Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, bệnh đặc trưng bởi tình trạng sốt, đau họng, nổi bọng nước tập trung ở tay, chân, miệng. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có thể tử vong nếu không can thiệp kịp th...

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon