Tiếng Việt English
Menu

CẦN LÀM GÌ KHI TĂNG HUYẾT ÁP ĐỘT NGỘT

Huyết áp tăng cao là tình trạng phổ biến và có xu hướng ngày gia tăng.

Theo thống kê ở Việt Nam, cứ 4 người thì có 1 người tăng huyết áp. 

Trong đó, có tới 30% người bị tăng huyết áp không có triệu chứng và phát hiện thông qua việc khám sức khỏe hoặc khi bệnh đã có biến chứng.

Đặc biệt nguy hiểm nếu tăng huyết áp đột ngột, tình trạng này được coi là “kẻ giết người thầm lặng”.

Hơn nữa, việc cấp cứu không đúng cách hoặc chậm trễ có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm thông tin về tình trạng tăng huyết áp và cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột.

 

Tăng huyết áp đột ngột là gì ? Những nguyên nhân thường gặp

 

Huyết áp là áp lực của máu lên thành động mạch, được tính bằng đơn vị mmHg.

Chỉ số huyết áp gồm huyết áp khi tim co bóp (huyết áp tâm thu) và huyết áp khi tim thư giãn (huyết áp tâm trương).

Theo đó, huyết áp bình thường được xác định khi huyết áp tâm thu trong khoảng từ 90 mmHg đến 129 mmHg và huyết áp tâm trương từ 60 mmHg đến 84 mmHg.

Tăng huyết áp đột ngột là tình trạng huyết áp tăng cao kịch phát và nhanh một cách bất thường.

Lúc này huyết áp tối đa có thể lên đến hơn 180 mmHg hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn 120 mmHg.

Khi huyết áp tăng đột ngột, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:

  • Đau đầu dữ dội;
  • Choáng váng, chóng mặt;
  • Nhìn mờ;
  • Khó nói chuyện;
  • Đau tức ngực;
  • Tim đập nhanh bất thường;
  • Khó thở;
  • Chảy máu cam, buồn nôn và nôn;
  • Tê yếu chân tay, đi đứng không vững;
  • Miệng méo, lệch cơ mặt;
  • Co giật, hôn mê.

Bên cạnh cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột, việc hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn có cách phòng ngừa hiệu quả.

Một số nguyên nhân gây tăng huyết áp đột ngột bao gồm:

  • Quên hoặc ngừng uống thuốc: Tình trạng này thường gặp ở người cao tuổi do quên uống thuốc, tự ý ngưng thuốc khi thấy sức khỏe đã cải thiện.
    Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến huyết áp tăng đột ngột.

  • Do các bệnh lý tiềm ẩn: Một số bệnh lý như hẹp động mạch thận, gia tăng hormone adrenaline, u tủy thượng thận có thể làm huyết áp tăng đột ngột.
     
  • Do thuốc điều trị: Trong một số trường hợp, việc sử dụng các loại thuốc điều trị như NSAIDs, cocaine, amphetamine, thuốc tránh thai,… có thể làm tăng huyết áp hoặc những thuốc này tương tác với thuốc điều trị huyết áp làm giảm hiệu quả của thuốc.
     
  • Do thói quen sinh hoạt: Việc thay đổi thói quen ăn uống trong một thời điểm có thể khiến tăng huyết áp đột ngột.
    Trong đó phải kể đến thói quen ăn mặn, uống rượu bia và chất kích thích.

     
  • Do tâm lý: Khi bị kích động, giận dữ, cú sốc tâm lý hay những niềm vui bất ngờ cũng có thể là yếu tố làm tăng huyết áp đột ngột.
     

Biến chứng nguy hiểm do huyết áp tăng đột ngột

 

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 200.000 người Việt Nam mắc mới đột quỵ, trong đó hơn 80% nguyên nhân gây ra đột quỵ là do huyết áp tăng cao và không biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột.

Trong trường hợp huyết áp tăng nhanh và liên tục lên mức cao sẽ tạo ra áp lực trong lòng mạch máu quá lớn làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch.

Nguy hiểm nhất là tình trạng vỡ mạch máu não dẫn đến xuất huyết não khiến người bệnh bị liệt, lú lẫn, hôn mê.

Bên cạnh đó, áp lực dòng máu lớn sẽ gây bong tróc các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc hẹp đường máu đi nuôi các cơ quan.

Tình trạng này chính là nguyên nhân gây nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim cấp, suy thận cấp, phù phổi cấp, chảy máu mũi liên tục, xuất huyết võng mạc gây mù lòa,...

Do đó, việc thực hiện các cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột đúng và kịp thời là vô cùng quan trọng.

 

Cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột tại nhà theo hướng dẫn của chuyên gia

 

Bước 1: Để người bệnh nghỉ ngơi tại chỗ

Khi thấy cơ thể có dấu hiệu tăng huyết áp đột ngột, hãy để người bệnh nằm hoặc ngồi nghỉ ngơi tại nơi thoáng mát, yên tĩnh.

Bên cạnh đó, hãy hít thở sâu, thả lỏng người và tiến hành nới lỏng quần áo.

Ở trạng thái nằm, hãy kê đầu cao khoảng 30 độ sao cho đầu luôn cao hơn chân để tránh làm tăng áp lực lên mạch máu não.

Tuyệt đối không di chuyển tránh bị choáng.

Nếu người bệnh có dấu hiệu nôn mửa, hãy đặt người bệnh nằm nghiêng sang một bên để tránh tắc nghẽn đường thở.

Đặc biệt, không cho người bệnh ăn hay uống khi thấy có dấu hiệu méo miệng, lệch mặt,...

 

Bước 2: Kiểm tra huyết áp

Sau khi cho người bệnh nằm nghỉ ngơi, hãy tiến hành đo huyết áp để đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại.

Cách xử lý tăng huyết áp đột ngột sẽ khác nhau tùy vào kết quả đo huyết áp và triệu chứng của người bệnh.

Huyết áp cần được đo 2 lần, nếu lần 1 chỉ số huyết áp từ 180/120 mmHg trở lên và không có bất kỳ triệu chứng tổn thương cơ quan khác như đau ngực, đau lưng, yếu cơ, liệt nửa người, thị lực thay đổi, khó nói, co giật,... thì để người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục đo lại sau 15 phút.

 

Bước 3: Sử dụng thuốc hoặc gọi trợ giúp y tế

Nếu ở lần đo thứ 2 huyết áp vẫn cao và không có triệu chứng nghiêm trọng thì có thể cho người bệnh uống thuốc hạ huyết áp từ từ trong 24 đến 48 giờ.

Sau đó có thể đưa người bệnh đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều chỉnh đơn thuốc điều trị tăng huyết áp phù hợp.

Trường hợp huyết áp cao trên 180/120 mmHg trở lên và kèm theo các triệu chứng kể trên thì có thể người bệnh đang gặp cơn tăng huyết áp cấp cứu.

Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. Lúc này cần nhanh chóng đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt để được cấp cứu kịp thời.

 

Tóm lại tăng huyết áp đột ngột có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không biết cách xử lý.

Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về tăng huyết áp, đồng thời biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột để sơ cứu kịp thời và giảm biến chứng có thể xảy ra cho bản thân cũng như người xung quanh.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.

 

Tin liên quan
BỆNH TEO CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
BỆNH TEO CƠ Ở NGƯỜI CAO TUỔI
Bệnh teo cơ ở người lớn tuổi là gì ? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có phương pháp điều trị hay không ? Hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu những thông tin cơ bản về bệnh teo cơ ở người lớn tuổi trong bài viết bên dưới nhé...

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI
Trong bối cảnh xã hội ngày nay đang trở nên ngày càng già hóa, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là một thách thức toàn cộng đồng. Vậy chăm sóc sức...

ĂN GÌ CHƯA MẤT NGỦ CHO NGƯỜI CAO TUỔI ?
ĂN GÌ CHƯA MẤT NGỦ CHO NGƯỜI CAO TUỔI ?
Theo thống kê, có khoảng 30-50% người cao tuổi bị mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người già. Dinh dưỡng được cho là yếu tố ảnh hưởng...

NHỮNG BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP Ở PHỤ NỮ SAU TUỔI 40
NHỮNG BỆNH LÝ VỀ XƯƠNG KHỚP Ở PHỤ NỮ SAU TUỔI 40
Sau 40 tuổi xương khớp của phụ nữ thường trải qua nhiều thay đổi và có thể gặp phải một số vấn đề sức khỏe. Việc chú ý đến chế độ ăn uống, hoạt động thể chất đều đặn và duy trì các biện pháp chăm sóc sức khỏe sẽ giúp...

NGƯỜI GIÀ NÊN UỐNG SỮA TƯƠI HAY SỮA BỘT
NGƯỜI GIÀ NÊN UỐNG SỮA TƯƠI HAY SỮA BỘT
Sữa là sản phẩm bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho người già. Tuy nhiên, người già nên uống sữa gì và lựa chọn, sử dụng sữa như thế nào để tăng cường sức khỏe đúng cách thì không phải ai cũng hiểu rõ. Hãy cùng KOVI tìm hiểu vấn...

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
Tai biến mạch máu não là một trong những tình trạng y tế nguy hiểm nhất, có khả năng gây tử vong cao nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời khi xuất hiện triệu chứng. Trong bài viết dưới đây, KOVI sẽ chia sẻ các phương pháp điều...

NGƯỜI CAO TUỔI BỊ SUY GIẢM THỂ CHẤT
NGƯỜI CAO TUỔI BỊ SUY GIẢM THỂ CHẤT
Người cao tuổi thường phải đối mặt với nhiều thách thức về sức khỏe, trong đó suy giảm thể chất là một trong những điểm đáng quan ngại nhất. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng tự chăm sóc của...

HUYẾT ÁP BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG
HUYẾT ÁP BAO NHIÊU LÀ BÌNH THƯỜNG
Huyết áp cao là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận,... nguy cơ tử vong rất cao.

HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐỘT QUỴ
HƯỚNG DẪN XỬ LÝ ĐỘT QUỴ
Đột quỵ là môt trong những tình huống nguy hiểm. Việc xử lý đột quỵ càng sớm thì khả năng người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong và các di chứng sau đột quỵ càng giảm. Tuy nhiên, kỹ thuật sơ cứu cần được thực hiện nhanh chóng,...

NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH PARKINSON
NHỮNG DẤU HIỆU CỦA BỆNH PARKINSON
Parkinson là bệnh lý thần kinh phổ biến, thường xảy ra ở người cao tuổi. Trong giai đoạn đầu, các dấu hiệu bệnh Parkinson có thể không rõ ràng khiến người bệnh chủ quan không phát hiện sớm, dẫn đến biến chứng và giảm hiệu quả điều...

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon