Tiếng Việt English
Menu

BỊ GIẬT NGÓN TAY : NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ

Ngón tay bị giật trong một khoảnh khắc lướt qua hoặc lâu dài có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Không nên chủ quan, lơ là khi thấy dấu hiệu co giật tay.

Trong bài viết này, hãy cùng KOVI tìm hiểu thêm về tình trạng ngón tay bị giật này.

 

Tình trạng ngón tay bị giật

 

Nhiều người lo lắng ngón tay bị giật có thể là một triệu chứng rối loạn thần kinh.

Tuy nhiên, hầu hết trường hợp không đi kèm các triệu chứng khác thì không đáng lo ngại.

Ngược lại, một số người lại cho là ngón tay trỏ bị giật liên tục có thể là một điềm báo xấu.

Tuy nhiên, không phải về mặt tâm linh mà ngón tay trỏ bị co giật, triệu chứng này có thể xuất hiện do bạn hoạt động quá sức hoặc liên quan đến nhiều tình trạng bệnh khác.

 

Tại sao ngón tay bị giật ?

Bác sĩ và các chuyên gia y tế đã chỉ ra một số nguyên nhân khiến ngón tay bị co giật như sau:

 

Co giật tay

Co giật có thể xảy ra bất cứ lúc nào và ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm cả bàn tay.

Các triệu chứng của co giật tay gồm: Cử động không kiểm soát, đau đớn, cảm giác nóng rát hoặc ngứa ran ở các ngón tay và cảm thấy tê tay. 

Co giật tay là một hiện tượng phổ biến và thường không đáng lo ngại, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một căn bệnh nào đó.

 

Caffeine

Caffeine cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến co giật cơ thể, bao gồm cả ở tay.

Nếu bạn nhận thấy ngón tay bị giật liên tục sau khi uống cà phê hoặc đồ uống chứa caffeine, hãy cân nhắc thay đổi sang các loại đồ uống khác không chứa caffeine.

 

Mất nước

Mất nước có thể làm cơ bắp bị chuột rút và co giật.

Nếu bạn bị mất nước, bạn có thể gặp các triệu chứng khác như: Đau đầu, da khô, hơi thở hôi, ớn lạnh và mệt mỏi,...

 

Chuột rút

Khi hoạt động quá sức, bạn có thể bị chuột rút cơ.

Điều này có thể khiến cơ bắp căng hoặc co lại, gây ra co giật và đau đớn.

Chuột rút cơ thường xảy ra ở hai tay, gân kheo chân và cơ tứ đầu đùi.

 

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra co giật tay.

Nếu được chẩn đoán sớm, bạn có thể được khuyến nghị sử dụng nẹp tay hoặc dùng thuốc để điều trị.

Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể yêu cầu phẫu thuật.

 

Hội chứng Dystonia

Đây là một tình trạng gây ra các cơn co cơ lặp đi lặp lại và không tự chủ.

Nó có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể hoặc chỉ một phần, bao gồm cả bàn tay.

Điều trị y tế và thuốc theo toa từ bác sĩ có thể cải thiện các triệu chứng và chất lượng cuộc sống.

 

Bệnh Huntington

Bệnh Huntington có thể gây ra sự thoái hóa tế bào thần kinh trong não và có thể gây ra co cơ, co giật không chủ ý, cân bằng kém, khó nói, tính linh hoạt hạn chế và khuyết tật về khả năng học tập.

Hiện tại, không có phương pháp chữa trị cho bệnh Huntington, nhưng liệu pháp và điều trị y tế có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Tác dụng phụ của một số loại thuốc

 

Co giật ngón tay có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, bao gồm:

  • Corticosteroid: Thuốc chống viêm Steroid.

  • Isoniazid: Một loại kháng sinh.

  • Succinylcholine: Thuốc giãn cơ.

  • Flunarizine: Thuốc chẹn kênh Canxi.

  • Topiramate: Thuốc hỗ trợ điều trị động kinh.

  • Lithium: Một loại thuốc tâm thần.

Nếu bạn nghi ngờ thuốc mình đang sử dụng có thể gây ra co giật cơ, tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ, bác sĩ có thể khuyên bạn giảm liều hoặc chuyển sang một loại thuốc thay thế khác (nếu có).

 

Thiếu Magie

Thiếu Magie có thể gây ra triệu chứng chuột rút và run cơ.

Vấn đề này hiếm gặp ở những người khỏe mạnh khác vì thận đã giúp bạn kiểm soát lượng Magie bài tiết qua nước tiểu.

Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thiếu hụt Magie, như là:

  • Nghiện rượu;

  • Một số bệnh khác;

  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Người bị thiếu Magie ban đầu có thể cảm thấy:

  • Mất cảm giác thèm ăn;

  • Buồn nôn;

  • Nôn mửa;

  • Mệt mỏi.

Nếu thiếu Magie nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể gặp các triệu chứng bổ sung như:

  • Tê cóng;

  • Cảm giác châm chích;

  • Co cơ và chuột rút;

  • Nhịp tim không đều;

  • Co thắt động mạch;

  • Thay đổi tính cách;

  • Động kinh.

Thiếu Magie có thể ảnh hưởng đến các khoáng chất khác trong cơ thể, như Canxi và Kali.

Thiếu hụt các khoáng chất này có thể gây ra triệu chứng và biến chứng bổ sung.

Bác sĩ điều trị có thể khuyên dùng các loại bổ sung Magie.

Tuy nhiên, bất kỳ ai nghi ngờ mình thiếu chất dinh dưỡng cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bổ sung.

 

Thiếu Vitamin E

Năm 2011, các bác sĩ đã báo cáo về một trường hợp nam giới trong độ tuổi 25 bị thiếu Vitamin E và có triệu chứng rung chấn ở các chi trên và thân.

Nam giới cũng thường xuyên gặp tình trạng:

  • Khó nói;

  • Sa sút trí tuệ.

Các chuyên gia y tế kết luận rằng co giật tay có thể do thiếu hụt Vitamin E, nhưng triệu chứng của tình trạng này thì hiếm gặp.

Để điều trị cho những cơn run giật khó kiểm soát, bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung nhiều loại Vitamin E đường uống.

 

Biện pháp phòng ngừa ngón tay bị giật

 

Cần chú ý đến một số điều quan trọng dưới đây để phòng ngừa hiện tượng co giật tái phát:

  • Trường hợp có tiền sử liên quan tới cơn co giật, bạn tuyệt đối phải tuân thủ sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tình trạng quên thuốc hay tạm dừng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ.

  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng hằng ngày với nhiều rau, trái cây tươi, nhiều thịt, hải sản tươi như tôm, cua, cá và trứng,...

  • Hạn chế uống rượu, bia, thuốc lá và chất kích thích.

  • Ngủ đúng giấc, ngủ đủ, tránh tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.

  • Tập thể dục thể thao thường xuyên, nâng cao sức đề kháng và thư giãn tinh thần.

  • Đối với trường hợp trẻ nhỏ từng có tiền sử sốt cao do co giật, khi bé có triệu chứng sốt cần tiến hành hạ nhiệt nhanh chóng.

 

Hi vọng những thông tin này sẽ giúp giải đáp thắc mắc cũng như làm bạn hiểu rõ hơn về hiện tượng co giật bất thường ở ngón tay.

Với tình trạng trở nên trầm trọng hãy đi khám để nắm rõ được vấn đề.

Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.


Tin liên quan
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
BỆNH VAN TIM CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
"Bệnh van tim có những loại nào ?" là câu hỏi phổ biến nhất của nhiều người khi chủ động tìm hiểu để tránh phát hiện bệnh quá muộn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Đồng thời, việc xác định bệnh sớm ở...

HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
HẸP MẠCH VÀNH: TRIỆU CHỨNG VÀ PHÂN LOẠI
Hẹp mạch vành là căn bệnh phổ biến ở người lớn tuổi nhưng hiện nay có xu hướng ngày càng trẻ hóa nhiều và không có triệu chứng rõ rệt, thường bị nhầm lẫn với nhiều căn bệnh khác nên khi phát hiện bệnh cũng đã tiến triển nặ...

NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
NHỮNG TRIỆU CHỨNG BỆNH MẠCH VÀNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI: TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
Bệnh động mạch chi dưới là tình trạng một phần hoặc toàn bộ chi dưới (chân) không được cung cấp máu và oxy cho các hoạt động sinh lý, từ đó gây ra các cơn đau cách hồi. Cùng tìm hiểu về triệu chứng, yếu tố nguy cơ và cách điều...

ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
ĂN GÌ ĐỂ SỨC KHỎE PHỤC HỒI TỐT HƠN ?
Tìm hiểu cách cải thiện sức khỏe cho người ăn uống kém thông qua việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và lựa chọn sản phẩm chất lượng là rất quan trọng, từ đó mới giúp tăng cường sức khỏe và cải thiện chất lượng cuộc sống.

PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
PHÒNG NGỪA & ĐIỀU TRỊ XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ ai nhưng người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ cao hơn. Vậy căn bệnh này gây hại thế nào đến cơ thể ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn...

NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO
NHỮNG BIẾN CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT NÃO
Xuất huyết não là bệnh rất nguy hiểm và có thể để lại nhiều di chứng về sau. Vậy bệnh nhân sau khi bị xuất huyết não sống được bao lâu ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
ĐỘT QUỴ CÓ NHỮNG LOẠI NÀO ?
Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Do đó, không chỉ người lớn tuổi mà người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Để ngăn ngừa di chứng và khả năng tử vong do đột quỵ, chúng ta cùng...

BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
BỆNH MẠCH VÀNH: NGUYÊN NHÂN & CÁCH PHÒNG TRÁNH
Triệu chứng bệnh mạch vành ở giai đoạn đầu thường rất khó để nhận biết, vì thế mà khi phát hiện thì bệnh đã diễn biến nặng và kèm theo nguy cơ xuất hiện biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
GAI CỘT SỐNG: NGUYÊN NHÂN & CÁCH CHỮA TRỊ
Tuổi tác tăng lên đi kèm với sự thoái hóa chức năng của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cột sống của bạn. Hệ cơ xương khớp hoạt động kém đi theo thời gian, dẫn đến bệnh gai cột sống. Bài viết giải đáp thắc mắc của nhiều...

Tag:

Bản quyền thuộc về https://dongtrungkovi.vn/. Thiết kế bởi Hpsoft.vn
To top
youtube icon messenger icon zalo icon
call icon