Bệnh mạch vành là căn bệnh tim mạch phổ biến với chúng ta, trong giai đoạn đầu bệnh gần như không có dấu hiệu cụ thể nào để nhận biết.
Khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, thậm chí trở thành nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước.
Do đó việc chủ động tìm hiểu bệnh sớm là điều cần thiết sẽ giúp chúng ta phòng ngừa cũng như điều trị bệnh tốt hơn.
Bài viết dưới đây của KOVI sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về các triệu chứng bệnh mạch vành, mời mọi người xem qua nhé!
Các triệu chứng bệnh mạch vành
Bệnh mạch vành xảy ra khi các động mạch nuôi dưỡng tim bị tắc hoặc hẹp do các mảng xơ vữa tích tụ làm giảm lưu lượng máu truyền đến tim.
Bệnh trong giai đoạn đầu thường khó phát hiện vì không có dấu hiệu cụ thể, nhưng khi mạch vành bị tắc thì có thể người bệnh sẽ cảm giác được các triệu chứng cảnh báo sau đây.
Rối loạn nhịp tim
Rối loạn nhịp tim là một trong các triệu chứng của bệnh mạch vành mà người bệnh có thể cảm thấy được, lúc này tim đập mạnh và nhanh làm cho bệnh nhân có cảm giác run rẩy, hồi hộp quá mức.
Ngoài ra rối loạn nhịp tim còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh mạch vành đã tiến triển nặng hơn thành chứng rung hoặc nhịp nhanh thất, có thể làm cho bệnh nhân ngưng thở đột ngột khá nguy hiểm.
Đau thắt ngực
Triệu chứng đau thắt ngực có các đặc điểm như cơn đau đến bất ngờ tập trung tại phần ngực trái và đau dữ dội như bị bóp chặt, sau đó lan rộng đến toàn bộ cơ thể như cổ, vai, lưng và cánh tay,…
Cơn đau thắt ngực có thể kéo dài vài phút rồi giảm dần, nhưng có trường hợp lại đau hơn 15 phút và cơn đau ngày càng nặng hơn so với ban đầu.
Cơn đau thắt ngực cũng được chia thành 2 dạng: Ổn định và không ổn định.
Dạng không ổn định
Cơn đau ít gặp và ít nguy hiểm hơn, nhưng có thể xuất hiện đột ngột không có dấu hiệu báo trước, rất dễ chuyển sang nhồi máu cơ tim nếu không được phát hiện sớm.
Dạng ổn định
Cơn đau dạng ổn định thường gặp ở người bệnh mạch vành, khi vận động quá sức, bị sốc tâm lý hoặc thời tiết lạnh làm các mạch máu co lại,…
Đối với trường hợp này thì cần phải uống thuốc giãn mạch và nghỉ ngơi đầy đủ để bệnh mau chóng hồi phục.
Khó chịu nửa phần trên
Dấu hiệu phổ biến hơn ở phụ nữ và người mắc bệnh tiểu đường, cảm giác bị nóng tê và cảm thấy nặng phần cánh tay, vai, ngực,…
Tuy nhiên các triệu chứng có thể tùy thuộc cơ địa mà rõ ràng hay mờ nhạt nên khiến nhiều bệnh nhân có phát hiện, cách tốt nhất cần phải đến bệnh viện kiểm tra sớm khi nghi ngờ các dấu hiệu.
Cảm thấy khó thở và chóng mặt
Vì tim không đủ oxy và máu truyền đến các cơ quan khác, đặc biệt là phổi nên sẽ xuất hiện dấu hiệu khó thở, mệt mỏi và suy nhược cơ thể khi vận động hoặc thậm chí không làm gì.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh mạch vành
Mặc dù nguyên nhân chính dẫn đến bệnh mạch vành là do sự tích tụ của các mảng xơ vữa nhưng vẫn có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tắc nghẽn động mạch và gây ra bệnh như:
-
Huyết áp cao: Áp lực máu cao tác động lên thành mạch dẫn đến nguy cơ hình thành mảng xơ vữa.
-
Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao tăng nguy cơ mạch vành bị hẹp và khả năng tổn thương các mạch máu cao.
-
Yếu tố di truyền: Yếu tố di truyền từ nhiều thế hệ là nguyên nhân cao dẫn đến bệnh.
-
Yếu tố tuổi tác: Tuổi càng lớn càng có nguy cơ mắc nhiều bệnh, bệnh mạch vành cũng không ngoại lệ, tuổi tác làm tăng tỷ lệ hình thành xơ vữa và giảm khả năng phục hồi các mạch máu.
-
Hút thuốc lá: Dù hút thuốc lá trực tiếp hay ngửi khói thuốc cũng làm tổn thường và viêm nội mạc, tăng nguy cơ hình thành xơ vữa tắc nghẽn động mạch.
-
Chế độ ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều chất béo và đường, ít chất xơ hoặc không vận động thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ hình thành bệnh.
Phương pháp chẩn đoán bệnh mạch vành
Để xác định chính xác nguyên nhân và các triệu chứng bệnh mạch vành, dưới đây là quy trình chẩn đoán phổ biến hiện nay:
Thăm khám tổng quát và tiền sử bệnh
Bác sĩ sẽ hỏi các dấu hiệu của cơ thể cũng như các yếu tố dẫn đến bệnh mạch vành như trên và thăm khám tổng quát để biết các dấu hiệu của bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để xác định các chỉ số đường huyết, cholesterol, lipid máu và các chỉ số liên quan khác để xác định những bất thường dẫn đến bệnh mạch vành.
Xét nghiệm tâm đồ (ECG)
Xét nghiệm tâm đồ giúp ghi lại hoạt động điện của tim và phát hiện các bất thường trong nhịp tim hoặc thiếu máu cơ tim.
Chụp CT hoặc MRI chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng MRI để có hình ảnh chi tiết về tim và các mạch máu để xác định mạch máu có bị tắc nghẽn hay không.
Kiểm tra phản ứng của tim
Kiểm tra phản ứng của tim bằng cách thử nghiệm lượng máu qua tim để biết được tim có hoạt động mạnh không, nếu có thì có thể người bệnh bị thiếu máu tim.
Đánh giá hoạt động của mạch vành
Đây là cách chẩn đoán có tỷ lệ chính xác cao nhất bằng cách đánh giá trực tiếp tình trạng của động mạch vành qua việc thực hiện chụp X-quang để biết mức độ hẹp của mạch vành có cần can thiệp không.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp đến bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về các dấu hiệu, nguyên nhân và cách phòng tránh để chủ động phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nếu không được phát hiện kịp thời.
Đông trùng hạ thảo KOVI - Cho cuộc sống khỏe vui.